10 bước thực hiện quy
trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder
19/09/2022
U&I Logistics - Cùng với sự phát triển của
hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng dịch vụ của Forwarder bên ngoài đang là giải
pháp tối ưu được đông đảo chủ hàng hóa lựa chọn. Vậy các khâu làm việc để đưa
hàng hóa sang thị trường quốc tế của Forwarder diễn ra như thế nào? Bài viết
dưới đây, U&I Logistics mách bạn 10 bước thực hiện quy trình
xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder nhằm giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn nhé!
10 bước thực hiện quy
trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder
1. Vai trò của forwarder trong hoạt động xuất nhập khẩu
Forwarder (gọi tắt từ
Freight Forwarder) có thể hiểu đơn giản là "trung gian giao nhận". Họ
là một cá nhân hay tổ chức đứng ra tiếp nhận hàng hóa từ các chủ hàng, sau đó
thuê bên vận chuyển (hãng tàu, hãng hàng không,..) để luân chuyển và phân phối
hàng hóa đến tay người nhận hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết.
Họ trực tiếp đảm nhận
và thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thay cho chủ hàng một cách nhanh
chóng, tạo thuận lợi trong quá trình giao thương, mang đến khách hàng những
trải nghiệm tốt nhất. Các công việc tiêu biểu mà một công ty Forwarder cung cấp
phải kể đến như:
- Vận
tải.
- Bảo
hiểm.
- Thủ
tục hải quan.
- Các
thủ tục đăng ký và kiểm tra với các cơ quan nhà nước: xin giấy phép xuất
nhập khẩu, kiểm dịch, hun trùng, kiểm tra chất lượng, xin C/O (giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa),…
Sử dụng dịch vụ của
forwarder là giải pháp tốt nhất cho các chủ hàng khi có nhu cầu xuất nhập khẩu.
Điều này giúp các chủ hàng tiết kiệm nhiều thời gian, đồng thời tránh khỏi
những sai sót trong suốt quá trình luân chuyển hàng hóa. Các công ty Forwarder
được xem là cầu nối giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận đến thị trường quốc tế một
cách dễ dàng và hiệu quả.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 tiêu chí hàng đầu để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
xuất nhập khẩu
2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại mặt hàng khác nhau. Nhưng theo tổng thể, quy trình thực hiện xuất khẩu của Forwarder sẽ bao gồm 10 bước cơ bản như sau.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu xuất khẩu từ khách
hàng
Bộ phận Kinh doanh của
công ty Forwarder sẽ thực hiện nhiệm vụ chính của mình bằng việc tìm kiếm khách
hàng theo các cách khác nhau, chẳng hạn:
- Tìm
kiếm từ danh mục hoặc thông qua các websites, mạng xã hội,...
- Dựa
vào mối quan hệ sẵn có để tìm kiếm khách hàng.
- Gọi
điện thoại trực tiếp tới bộ phận xuất nhập khẩu của các công ty.
- Gửi
bảng báo giá đến các khách hàng mới.
Khi tìm được đối tượng
khách hàng tiềm năng, phía khách hàng sẽ cung cấp cho Forwarder thông tin về lô
hàng như tên hàng, địa điểm đến, thời gian giao hàng, volume, trọng lượng,...
Forwarder tiếp nhận yêu cầu xuất khẩu từ khách hàng để thuận lợi trong việc tư
vấn.
Bước 2: Kiểm tra và thông báo đến khách hàng
thông tin các chuyến tàu từ hãng tàu
Sau khi nhận đầy đủ
thông tin lô hàng, Forwarder có nhiệm vụ tư vấn loại cont và lịch tàu phù hợp.
Kế tiếp, Forwarder tiến hành kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn hoặc
liên hệ với hãng tàu nhằm tìm ra mức giá tốt nhất để báo giá cho khách hàng.
Khi hai bên thống nhất
về giá cả, Forwarder và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ để làm
thủ tục xuất khẩu.
Bước 3: Đặt chỗ với hãng tàu, gửi booking cho
khách hàng
Nếu khách đồng ý với
lịch tàu và giá đã đưa, Forwarder tiến hành đặt chỗ với hãng tàu, nhận booking
và chuyển tiếp đến khách.
Trong booking
confirmation chứa các thông tin quan trọng, chẳng hạn như: số booking, tên tàu,
cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải (nếu có), stuffing place (địa điểm
đóng hàng), ngày tàu chạy, VGM cut-off, CY cut-off,... Vì vậy, các bên cần phải
chú ý và kiểm tra lại các thông tin cho chính xác.
Bước 4: Nhắc nhở
khách hàng đóng hàng và hạ container
Forwarder nhắc nhở
khách hàng đóng hàng và hạ container hàng trước closing time dựa theo thông tin
trên booking.
Bước 5: Chuẩn bị
chứng từ khai hải quan
Trong quy trình xuất khẩu
hàng hóa bằng đường biển,
nếu phía Forwarder chịu trách nhiệm về thủ tục hải quan thì cần kiểm tra lại
cẩn thận các chứng từ trước khi tiến hành khai báo. Thông thường, một bộ chứng
từ cơ bản sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Hợp
đồng (Sale Contract)
- Vận
đơn (Bill of Landing)
- Hoá
đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu
đóng gói (Packing List)
- Giấy
chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Các
chứng từ cần thiết khác
Bước 6: Thực hiện
thủ tục hải quan xuất khẩu
Khai và truyền
tờ khai hải quan
Sau khi hoàn tất việc
kiểm tra bộ chứng từ, bộ phận khai báo hải quan sẽ tiến hành truyền tờ khai
điện tử bằng phần mềm khai báo hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận và xử lý
các dữ liệu như kiểm tra, cấp số và phân luồng thông quan qua hệ thống.
Khi đã khai báo và
truyền tờ khai thành công, hệ thống tiếp nhận hải quan điện tử sẽ phản hồi cho
doanh nghiệp số tiếp nhận điện tử.
Tiếp đến bạn thực hiện
lấy kết quả xử lý tờ khai từ hệ thống do cơ quan hải quan trả về, gồm các thông
tin:
- Số
tờ khai chính thức.
- Kết
quả phân luồng tờ khai, được phân thành 3 luồng (xanh, vàng, đỏ)
Làm thủ tục hải
quan xuất khẩu tại cảng
Tại chi cục Hải Quan
cửa khẩu Xuất, nộp bộ hồ sơ (tờ khai hải quan xuất khẩu, invoice, Packing list,
contract, giấy giới thiệu, các giấy tờ khác nếu có,..) tại cửa tương ứng để
đăng ký tờ khai.
Nộp thuế và các giấy
tờ cần thiết kèm chi phí phát sinh tại chi cục hải quan như đã khai báo.
Ngoài ra, tùy vào kết
quả phân luồng mà cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không.
- Đối
với luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa khi doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật hải quan,
- Đối
với luồng vàng: hải quan sẽ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng kiểm tra
chi tiết hồ sơ.
- Đối
với luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi
tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.
Bước 7: Phát hành
vận đơn
Dựa theo yêu cầu của
khách hàng, forwarder hoặc hãng tàu sẽ tiến hành phát hành vận đơn cho người
xuất khẩu.
Bước 8 : Gửi chứng
từ cho đối tác nước ngoài
Forwarder liên hệ với
hãng tàu để theo dõi lô hàng nhằm cập nhật liên tục tình hình vận chuyển và
thông báo đến khách, đồng thời gửi các chứng từ cần thiết sang đối tác nhập
khẩu để có thể kịp thời lấy hàng.
Bước 9: Lưu trữ các
tài liệu
Sau khi hoàn tất việc
giao hàng và thanh khoản tờ khai xuất, bộ chứng từ xuất khẩu được chuyển cho
phòng kế toán để theo dõi hạch toán và đối chiếu với cơ quan thuế sau này. Bên
cạnh đó, nhân viên sẽ tiến hành sao lưu chứng từ thành bản sao nhằm phục vụ
trong việc lưu trữ.
Bước 10: Chăm sóc
khách hàng, giải quyết phát sinh (nếu có)
Sau khi hoàn tất quá
trình xuất khẩu, nếu có vấn đề phát sinh, bên Forwarder chủ động tiếp nhận mọi
khiếu nại, thắc mắc của khách về dịch vụ và giải quyết các vấn đề khách hàng
gặp phải.
Phía trên là 10 bước
thực hiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển của Forwarder được U&I Logistics
tổng hợp và chia sẻ. Để được nắm rõ chi tiết hơn về quy trình, chủ hàng nên tìm
đến công ty cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thuê ngoài để đảm bảo an toàn cho
quá trình thông quan xuất khẩu hàng hóa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các hình thức xuất khẩu phổ biến trong hoạt động
ngoại thương
3. U&I Logistics - Dịch vụ xuất nhập khẩu linh hoạt và chuẩn
xác
Với phương châm “Vì
quyền lợi của khách hàng trước”, chúng tôi luôn hướng đến mục tiêu trở thành
trụ cột vững chắc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với 4 dịch vụ then chốt:
- Đại
lý thủ tục hải quan
- Kho
vận và phân phối hàng hóa
- Vận
tải hàng hoá nội địa
- Vận
tải hàng hoá quốc tế
Bằng tất cả sự cầu
tiến, 2.000.000 m2 diện tích kho bãi vẫn đang tiếp tục được mở rộng, kết hợp
cùng việc đào tạo và phát triển liên tục nguồn nhân lực. Kết quả là có hơn
150.000 TEUs hàng hóa được vận chuyển cùng 100.000 tờ khai hải quan được thực
hiện mỗi năm.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các dịch vụ then chốt
tại U&I Logistics
Được sự tín nhiệm từ
quý khách hàng, U&I cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm mang lại thành công cho
mọi đối tác trong hoạt động xuất nhập khẩu.
U&I Logistics